Hướng dẫn xin visa du học Singapore
Visa du học Singapore được Cục xuất nhập cảnh Singapore (Immigration and Checkpoints Authority-ICA) gọi với tên Student Pass. Có lẽ vì cái tên này, nhiều người không khỏi hiểu nhầm Student Pass là một giấy phép bắt buộc nếu muốn học tập tại quốc đảo Sư Tử.
1. Du học Singapore: Ai cũng cần xin visa?
Visa du học Singapore được Cục xuất nhập cảnh Singapore (Immigration and Checkpoints Authority-ICA) gọi với tên Student Pass. Có lẽ vì cái tên này, nhiều người không khỏi hiểu nhầm Student Pass là một giấy phép bắt buộc nếu muốn học tập tại quốc đảo Sư Tử.
Trên thực tế, nếu bạn có các giấy tờ hoặc điều kiện dưới đây, bạn không cần đến Student Pass
- Bạn đã chuyển quốc tịch thành công dân Singapore (permanent resident - PR)
- Bạn có visa phụ thuộc (Dependent pass -DP)
- Thời lượng khóa học của bạn đủ ngắn và chỉ yêu cầu visa ngắn hạn (short-term visit pass)
Nói tóm lại: Student Pass không phải là một điều kiện bắt buộc để theo học tại Singapore. Student Pass chỉ là visa giúp bạn ở lại Singapore trong thời gian đủ dài để theo đuổi khóa học.
2. Đăng ký Student Pass như thế nào?
Thông thường ngôi trường đã nhận bạn vào học sẽ thay bạn đăng ký Student Pass, đi kèm với một mức phí. Quá trình đó diễn ra như sau:
- Bạn sẽ nhận được các mẫu đơn và một danh sách giấy tờ cần thiết để chuẩn bị và gửi lại cho trường
- Nhà trường thay mặt bạn gửi toàn bộ giấy tờ và đơn đăng ký đến ICA.
- Khi Visa Student pass của bạn được thông qua, bạn sẽ nhận được một văn bản PDF để in ra và mang đến Singapore cùng với hộ chiếu.
- Trong những ngày đầu tiên ở Singapore, bạn đến trụ sở ICA để xuất trình bản gốc giấy tờ và nhận lại Student Pass chính thức của mình.
Việc này phụ thuộc vào khóa học bạn đăng ký. Visa sẽ có hiệu lực bằng tổng thời gian những khóa học bạn đã đăng ký và trả học phí. Thời gian tối thiểu của Student Pass là 90 ngày (3 tháng). Nếu ít hơn ICA khuyên bạn nên tận dụng visa ngắn hạn.
Ví dụ: Bạn đăng ký một khóa học tiếng anh với hội đồng Anh tại Singapore. Một khi vượt qua kỳ thi đầu vào, hội đồng Anh sẽ giúp bạn đăng ký Student Pass. Visa sẽ hết hạn 1 đến 2 tuần sau khi khóa học kết thúc.
Nếu bạn quyết định học lâu hơn sau khoảng thời gian đó tại Hội đồng Anh hoặc một tổ chức giáo dục khác, bạn sẽ phải gia hạn visa của mình.
4. Các tiêu chí để xin visa Student Pass?
Chỉ có 1 tiêu chí duy nhất: Bạn phải được nhận vào một khóa học toàn thời gian (Full-time) tại một học viện được công nhận (certificated) Singapore. Nghĩa là
- Ngôi trường bạn theo học thuộc diện EduTrust certified (với trường công lập) hoặc nằm trong danh sách dưới đây (Với đại học hoặc cao đẳng bách khoa)
- Khóa học toàn thời gian (Full time) nghĩa là chương trình học sẽ diễn ra vào các ngày trong tuần. Nhiều khóa học được tổ chức giống với khóa học Full-time nhưng không đủ điều kiện để sinh viên quốc tế được cấp Student Pass. Vì vậy bạn nên hỏi rõ với trường trước khi đăng ký.
Không. Sinh viên được phép làm việc bán thời gian theo quy định, và toàn thời gian vào ngày lễ. Nếu bạn muốn làm việc tại Singapore, bạn phải đăng ký một trong những loại visa sau:
- Work Holiday Pass – dành cho sinh viên và học viên cao học từ 18-25 tuổi đang theo học hoặc đã tốt nghiệp top 200 trường đại học tại Úc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật, New Zealand, Anh, Mỹ. Để biết thêm chi tiết bạn có thể truy cập website này. Hoặc đọc kinh nghiệm xin Work Holiday Pass của du học sinh Lê Trung Hiếu)
- Training Employment Pass – dành cho thực tập sinh ở một tổ chức), hoặc người có mức lương cố định hàng tháng ít nhất S$ 3000
Đảm bảo những điều kiện trên không đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được visa Student Pass, mà chỉ là điều kiện để bạn có thể đăng ký Student Pass. Có gì khác biệt giữa 2 việc này.
Dù hiếm nhưng vẫn có trường hợp Student Pass bị loại bỏ. Nếu bạn ở trong tình huống không may mắn này, bạn sẽ nhận được lý do tại sao mình bị từ chối. Dựa trên kinh nghiệp và phỏng vấn với nhiều đại diện trường, dưới đây là một vài lý do điển hình:
- ICA nghi ngờ bạn không thực sự đến Singapore để học:
- ICA cho rằng bạn không thể chi trả cho cuộc sống ở Singapore
- Bạn không giống một học sinh trong mắt ICA
Những lý do khiến bạn trượt visa du học Singapore
Có trong tay tấm thẻ visa là chiếc chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa bước chân vào cuộc sống du học. Xin visa du học Singapore là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Theo Dân trí, nếu 1000 sinh viên nộp hồ sơ thì có đến 300 bạn phải hoãn lại giấc mơ du học của mình vì không xin được visa. Vậy đâu là những lí do dẫn đến việc bị đánh trượt Visa?
1.Rắc rối đến từ hồ sơ du học: Hồ sơ du học đóng vai trò quyết định rất lớn trong việc bạn có được cấp visa hay không.
Một trong những nguyên nhân về hồ sơ du học khiến visa của bạn bị đánh trượt là thông tin không rõ ràng. Điển hình như việc nhầm lẫn giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và địa chỉ ghi trên hộ khẩu, thành tích học tập không khớp với những gì được khai báo, bằng cấp và bảng điểm chưa công chứng... Bạn cũng cần lưu ý hạn nộp hồ sơ và nên nộp sớm ít nhất 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Hồ sơ nộp muộn sẽ để lại ấn tượng xấu với người phỏng vấn.
2. Chọn trường học không phù hợp với năng lực bản thân: Môi trường học tập tại Việt Nam có ít điều kiện cho bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chọn trường và ngành học không phù hợp. Dù có năng lực và bảng điểm tốt đến cỡ nào, nếu không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành đăng ký, bạn khó được cấp visa. Ngoài ra khi nộp hồ sơ xin visa, bạn nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường bạn đăng ký. Ai cũng mong muốn học tập tại những ngôi trường hàng đầu như Havard, Yale... nhưng không phải hồ sơ học tập nào cũng đạt tiêu chuẩn đó. Vì vậy hãy "biết mình biết người" và nâng cao khả năng được cấp visa bằng cách cho thêm vào danh sách nộp hồ sơ du học 1 đến 2 trường thích hợp.
3. Trả lời phỏng vấn yếu: Kết quả phỏng vấn là một điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc xin visa du học của bạn. Những địa điểm phỏng vấn visa du học như CampusFrance, Đại sứ quán... sẽ luôn cấp chứng nhận sau mỗi lần phỏng vấn. Tuy nhiên điều này không nói lên kết quả phỏng vấn của bạn có tốt hay không và dễ khiến bạn nhầm lẫn bạn đã phỏng vấn tốt. Để khắc phục điều này, bạn cần chuẩn bị các kỹ năng và câu hỏi hay gặp khi phỏng vấn xin visa du học. Quan trọng hơn cả là việc thể hiện vốn ngôn ngữ tốt và trả lời một cách lưu loát, đầy nhiệt huyết về giấc mơ du học của mình nhằm gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn.
3. Không chứng minh được nguồn tài chính đầy đủ: Các lỗi bạn có thể gặp phải khi chứng minh tài chính như: không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính, sổ tiết kiệm không đủ. Bạn rất nên lưu ý đến tỉ giá của tiền bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số tài khoản trong sổ tiết kiệm của bạn. Có thể bạn đã tính đủ bằng Việt Nam đồng nhưng khi quy đổi sang ngoại tệ, tiền sụt giá có thể làm sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu. Để đảm bảo, khi làm sổ tiết kiệm chứng minh tài chính, bạn nên cộng dư thêm vào tài khoản con số mà nhà trường yêu cầu.
4. Vốn ngoại ngữ chưa tốt: Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. Thông thường để đạt điều kiện đi du học ở các nước nói tiếng Anh, bạn cần ít nhất Ielts 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 hệ sau đại học. Đối với du học Pháp, bạn cần có tối thiểu 350-400 TCF (hoặc DELF B2), với sinh viên học bằng tiếng Anh tại Pháp, yêu cầu tối thiểu 200đ TCF (DELF A2). Đối với du học Nhật Bản, bạn cần chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc tương đương. Một điểm cần lưu ý là dù điểm tổng cao nhưng một trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có điểm quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xin visa. Nếu không tự tin với vốn ngoại ngữ của mình, tốt nhất bạn nên tham dự một số khóa học dự bị đại học hoặc dự bị thạc sĩ.
TƯƠNG TÁC TRỰC TIẾP TRÊN FACEBOOK